Top 10 câu hỏi thường gặp về xe nâng mà khách hàng quan tâm

  • 17/01/2025
  • 92 lượt xem

Xe nâng là thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, logistics đến xây dựng. Tuy nhiên, để chọn được dòng xe nâng phù hợp và sử dụng hiệu quả, khách hàng thường có nhiều thắc mắc liên quan đến tính năng, giá cả, bảo trì hay cách vận hành.
Bài viết này tổng hợp 10 câu hỏi thường gặp nhất về xe nâng nhằm giúp bạn giải đáp những băn khoăn và đưa ra quyết định mua sắm chính xác, phù hợp với nhu cầu của mình.

1. Xe nâng có những loại nào phổ biến?

Hiện nay, xe nâng được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là các loại phổ biến:

Các loại xe nâng phổ biến trên thị trường
Các loại xe nâng phổ biến trên thị trường

Xe nâng tay

Xe nâng điện

  • Sử dụng động cơ điện và ắc quy, phù hợp với môi trường nhà xưởng kín, sạch sẽ. Xe nâng điện có ưu điểm là vận hành êm ái, không phát thải khí độc. Các dạng phổ biến:
  • Xe nâng điện ngồi lái: Người lái ngồi thoải mái, phù hợp cho công việc di chuyển và nâng hàng trong thời gian dài.
  • Xe nâng điện đứng lái: Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong không gian hẹp như kho lạnh hoặc lối đi hẹp.
  • Xe nâng bán tự động: Kết hợp cơ chế nâng hạ bằng điện và di chuyển bằng tay, giá thành thấp hơn xe nâng điện hoàn toàn.

Xe nâng động cơ

  • Sử dụng nhiên liệu như dầu diesel, xăng hoặc gas, xe nâng động cơ có công suất lớn, phù hợp với công việc ngoài trời, vận chuyển hàng nặng hoặc trong môi trường khắc nghiệt. Các loại chính:
  • Xe nâng dầu: Hoạt động mạnh mẽ, độ bền cao, chi phí nhiên liệu thấp nhưng tiếng ồn lớn hơn.
  • Xe nâng xăng/gas: Hoạt động ổn định, ít phát thải hơn dầu diesel, phù hợp với kho bãi có yêu cầu vệ sinh cao.

Mỗi loại xe nâng có ưu nhược điểm riêng, cần lựa chọn dựa trên nhu cầu và điều kiện sử dụng. Cần xem xét thêm các yếu tố về điều kiện môi trường kho, diện tích kho; loại hàng hóa và pallet đang sử dụng.

2. Có thể thuê xe nâng không?

Thuê xe nâng là giải pháp tối ưu cho những doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư lớn hoặc có nhu cầu sử dụng tạm thời.

Có nên thuê xe nâng hay không?
Có nên thuê xe nâng hay không?

– Ưu điểm của việc thuê xe nâng

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần chi phí đầu tư ban đầu, giảm áp lực tài chính.
  • Linh hoạt: Dễ dàng chọn loại xe phù hợp cho từng dự án hoặc công việc cụ thể.
  • Bảo trì miễn phí: Nhiều đơn vị cho thuê hỗ trợ bảo trì, giảm thiểu chi phí và rủi ro.

– Hạn chế khi thuê xe nâng

  • Chi phí lâu dài cao hơn: Nếu thuê dài hạn, chi phí có thể vượt qua giá trị mua xe mới.
  • Không sở hữu tài sản: Xe không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hạn chế việc điều 

 – Lưu ý khi thuê xe nâng

  • Kiểm tra tình trạng xe kỹ lưỡng trước khi nhận.
  • Ký hợp đồng rõ ràng về điều khoản bảo trì và trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
  • Chọn đơn vị cho thuê uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

3. Tuổi thọ trung bình của xe nâng là bao lâu?

Tuổi thọ của xe nâng phụ thuộc vào loại xe, cường độ sử dụng, và cách bảo dưỡng.

– Xe nâng tay

  • Tuổi thọ trung bình: 7-10 năm.
  • Điều kiện: Sử dụng đúng tải trọng, bảo dưỡng hệ thống thủy lực định kỳ.

– Xe nâng điện

  • Tuổi thọ trung bình: 10-15 năm.
  • Lưu ý: Ắc quy cần thay sau 3-5 năm tùy vào tần suất sử dụng.

– Xe nâng động cơ

  • Tuổi thọ trung bình: 15-20 năm.
  • Yêu cầu: Thực hiện bảo trì định kỳ, sử dụng dầu nhớt chất lượng cao, thay thế các bộ phận hao mòn đúng thời điểm.

– Tránh sử dụng quá tải

  • Bảo trì định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Đào tạo nhân viên vận hành đúng cách.

4. Xe nâng cũ có đáng mua không?

Mua xe nâng cũ là giải pháp kinh tế, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro.

Mua lại xe cũ có những lợi ích gì
Mua lại xe cũ có những lợi ích gì

– Ưu điểm

  • Giá thành rẻ: Thấp hơn 30-50% so với xe mới, tiết kiệm ngân sách đầu tư.
  • Tiếp cận thương hiệu lớn: Cơ hội mua được xe từ các thương hiệu nổi tiếng với giá tốt.

– Nhược điểm

Hiệu suất thấp: Xe đã qua sử dụng thường không còn hoạt động tối ưu.

  • Chi phí sửa chữa cao: Các linh kiện hao mòn có thể cần thay thế, làm tăng chi phí bảo trì.
  • Không có bảo hành: Thời gian bảo hành hạn chế hoặc không có.

–  Lưu ý khi mua xe nâng cũ

  • Kiểm tra kỹ hệ thống thủy lực, động cơ, và khung xe.
  • Đánh giá tình trạng lốp, bình ắc quy, và phanh xe.
  • Yêu cầu lịch sử bảo trì và thử vận hành trước khi mua.

5. Mua xe nâng ở đâu uy tín?

Mua xe nâng từ một địa chỉ uy tín không chỉ đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà còn mang lại các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng tốt. Dưới đây là các gợi ý và kinh nghiệm để bạn lựa chọn nơi mua xe nâng phù hợp:

Nên mua xe ở nhà phân phối-nhà sản xuất hay sàn thương mại
Nên mua xe ở nhà phân phối-nhà sản xuất hay sàn thương mại

– Các đại lý phân phối chính hãng

Đại lý chính hãng thường được ủy quyền từ các thương hiệu lớn như Toyota, Komatsu, Mitsubishi, Hyster, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xe.

Bạn sẽ nhận được cam kết xe mới chính hãng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; Dịch vụ bảo hành dài hạn và phụ tùng thay thế chính hãng; Có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ bảo trì, sửa chữa tại chỗ. Tuy nhiên, khi mua chính hãng thì giá thành thường cao hơn so với các đơn vị bán lẻ.

>>> Đơn vị sản nhập khẩu xe nâng chính hãng từ Nhật Bản: Việt Nhật

– Đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu trong nước

Nhiều công ty Việt Nam chuyên sản xuất và nhập khẩu xe nâng chất lượng cao với mức giá cạnh tranh, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế; Phù hợp với điều kiện vận hành và môi trường Việt Nam. Tuy nhiên sẽ không đa dạng về thương hiệu và dòng xe.

– Các sàn thương mại điện tử hoặc đơn vị phân phối cũ

  • Sàn thương mại điện tử: Nơi bạn có thể tìm thấy xe nâng mới và cũ từ các nhà cung cấp lớn. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ độ uy tín của người bán.
  • Đơn vị phân phối xe nâng cũ: Là giải pháp tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhu cầu sử dụng ngắn hạn hoặc ngân sách hạn chế.

– Kinh nghiệm mua xe nâng uy tín

  • Tìm hiểu thông tin: Tra cứu và so sánh giá cả, đánh giá khách hàng để chọn đúng nhà cung cấp.
  • Kiểm tra xe: Thử nghiệm thực tế, kiểm tra chứng nhận xuất xứ và tình trạng xe (đối với xe cũ).
  • Hợp đồng minh bạch: Đảm bảo hợp đồng mua bán ghi rõ thông tin về bảo hành, dịch vụ sau bán hàng.
  • Tham khảo ý kiến: Hỏi kinh nghiệm từ các đối tác hoặc doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp đó.

6. Những điều không nên khi vận hành xe nâng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành xe nâng, cần tránh các sai lầm phổ biến sau:

Khi vận hành xe nên chú ý điều gì?
Khi vận hành xe nên chú ý điều gì?

– Quá tải trọng cho phép

Mỗi xe nâng đều có tải trọng giới hạn. Vận hành xe với khối lượng hàng hóa vượt tải có thể dẫn đến: Gãy khung xe, lật xe hoặc mất thăng bằng; Hư hỏng hệ thống thủy lực và động cơ; Nguy hiểm nghiêm trọng cho người vận hành và xung quanh.

– Lái xe ở tốc độ cao

Xe nâng không được thiết kế để di chuyển nhanh. Lái xe với tốc độ cao có thể gây:Mất kiểm soát xe, đặc biệt ở các góc cua; Hư hỏng hàng hóa và gây nguy hiểm cho khu vực làm việc.

– Bỏ qua kiểm tra trước khi vận hành

Một số lỗi nhỏ có thể gây ra tai nạn nếu không được phát hiện kịp thời. Trước mỗi ca làm việc, cần kiểm tra: Phanh xe, hệ thống thủy lực, đèn cảnh báo; Áp suất lốp, tình trạng khung nâng và nĩa nâng.

– Vận hành xe không đúng kỹ thuật

Nâng hạ hàng hóa không đồng đều hoặc không cố định hàng hóa chắc chắn; Di chuyển khi hàng hóa che khuất tầm nhìn của người lái; Quay đầu xe tại các khu vực hẹp hoặc không có sự kiểm soát.

–  Không sử dụng trang bị bảo hộ

Người lái cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, như giày chống trượt, mũ bảo hộ và găng tay. Việc bỏ qua các trang bị này làm tăng nguy cơ chấn thương khi xảy ra sự cố.

>>> Xem thêm: Kỹ Thuật Lái Nâng Cao và Các Quy Trình An Toàn Xe Nâng 

7. Xe nâng có được lưu thông trên đường công cộng không?

Tại Việt Nam, xe nâng muốn tham gia giao thông trên đường công cộng phải đáp ứng được những điều kiện sau:  

– Hệ thống phanh: Phải có hệ thống hãm đảm bảo hoạt động hiệu quả.

– Hệ thống điều hướng: Phải có khả năng chuyển hướng chính xác.

– Ánh sáng: Cần được trang bị đèn chiếu sáng.

– Tầm nhìn: Phải bảo đảm có tầm nhìn tốt cho người điều khiển.

– Lắp đặt bộ phận: Các bộ phận chuyên dụng phải được cài đặt đúng vị trí và phải chắc chắn, đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

Tiêu chuẩn môi trường: Phải  tuân thủ quy định về khí thải và tiếng ồn.

– Đăng ký và biển số: Cần có sự đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Hoạt động an toàn: Phải hoạt động trong phạm vi quy định nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và các công trình đường bộ trong quá trình di chuyển.

8. Vận hành xe nâng có cần “bằng cấp” không?

Việc vận hành xe nâng yêu cầu người điều khiển phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo rằng người lái xe nâng được đào tạo bài bản về kỹ năng và kiến thức cần thiết để vận hành và điều khiển xe một cách an toàn và hiệu quả.

Cụ thể, quá trình cấp chứng chỉ thường bao gồm:

  • Đào tạo lý thuyết: Người điều khiển phải nắm rõ các quy định an toàn, nguyên lý hoạt động, và cách xử lý tình huống khi vận hành xe nâng.
  • Đào tạo thực hành: Cần có thời gian thực hành trên xe nâng dưới sự giám sát của các giảng viên có kinh nghiệm.
  • Kiểm tra: Sau khi hoàn thành khóa học, người điều khiển sẽ phải tham gia kiểm tra để xác nhận năng lực.

9. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu suất của xe nâng?

Hiệu suất của xe nâng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu suất của xe nâng
Yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu suất của xe nâng
  • Tình trạng kỹ thuật: Bảo trì và sửa chữa định kỳ giúp xe nâng hoạt động ổn định. Thiết bị xuống cấp hoặc hỏng hóc sẽ làm giảm hiệu suất.
  • Năng lực của người điều khiển: Người lái xe nâng cần có kỹ năng và kinh nghiệm để điều khiển xe một cách hiệu quả, nhất là trong các tình huống phức tạp.
  • Tải trọng: Tải trọng mà xe nâng vận chuyển không được vượt quá giới hạn cho phép. Tải nặng có thể làm giảm tốc độ di chuyển và khả năng kiểm soát.
  • Mặt bằng di chuyển: Điều kiện của mặt sàn, như độ bằng phẳng và độ bám, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe nâng.
  • Kỹ thuật vận hành: Cách thức người điều khiển sử dụng xe nâng có thể tác động đến hiệu suất. Việc thao tác nhẹ nhàng và chính xác sẽ tăng cường hiệu quả làm việc.
  • Điều kiện môi trường: Thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe nâng.
  • Thiết kế và loại xe nâng: Mỗi loại xe nâng (ví dụ, xe nâng điện, xe nâng động cơ đốt trong) có ưu và nhược điểm riêng. Lựa chọn loại xe phù hợp với công việc sẽ tối ưu hóa hiệu suất.
  • Quy trình làm việc: Tổ chức công việc hợp lý và quy trình logistics tối ưu sẽ giúp xe nâng hoạt động hiệu quả hơn.

10. Cần bảo dưỡng xe nâng như thế nào?

Việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa một thời gian dài dễ khiến xe nâng gặp nhiều trục trặc nếu không bảo trì tốt, vậy xe nâng cần được bảo trì như thế nào thì hợp lý.

Bảo dưỡng xe thế nào cho hợp lý
Bảo dưỡng xe thế nào cho hợp lý

– Dưới đây là quy trình bảo trì xe nâng hiệu quả:

  • Bước 1: Vệ sinh xe nâng: Thực hiện vệ sinh xe bằng cách lau khô, sử dụng xăng hoặc dầu hóa chất để tẩy sạch bụi bẩn và rỉ sét.
  • Bước 2: Vệ sinh bình acquy: Kiểm tra mức nước trong bình acquy và thêm nước nếu thấy thiếu.
  • Bước 3: Kiểm tra hệ thống sạc acquy: Xác minh xem hệ thống sạc có tự động ngắt khi đầy hay không. Nếu không, điều này có thể làm giảm tuổi thọ của bình.
  • Bước 4: Bơm mỡ: Bơm mỡ vào bánh xe và các bộ phận chuyển động để đảm bảo hoạt động trơn tru.
  • Bước 5:  Kiểm tra hệ thống thủy lực: Xem xét van, ống dẫn nhớt, và kiểm tra mức nhớt thủy lực. Nếu thiếu, châm thêm hoặc thay mới nếu nhớt không còn sử dụng được.
  • Bước 6: Kiểm tra động cơ và hệ thống thủy lực: Kiểm tra hoạt động của động cơ cùng hệ thống nâng hạ. Bơm mỡ cho nhông, xích, bạc đạn và các cơ cấu chuyển động khác.
  • Bước 7: Vệ sinh board mạch điện tử: Làm sạch các board mạch điện tử và kiểm tra các kết nối điện. Thay thế hoặc thực hiện biện pháp cách điện nếu phát hiện hư hỏng.
  • Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh: Đánh giá tình trạng hệ thống phanh, đèn và còi để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
  • Bước 9: Kiểm tra hệ thống trợ lực lái: Kiểm tra chức năng của hệ thống trợ lực lái và bơm mỡ vào các bộ phận hỗ trợ này.
  • Bước 10: Để đảm bảo xe nâng hàng được bảo trì đúng lúc và hiệu quả, tài xế hoặc người phụ trách sử dụng cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình hoạt động.

Đặc biệt lưu ý với xe nâng dầu và xe nâng điện cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.

– Đối với xe nâng dầu

  • Kiểm tra hàng ngày: Tài xế nên kiểm tra các thông số quan trọng như nước làm mát, nhớt động cơ, nhớt hộp số và nhớt thủy lực trước mỗi ca làm việc.
  • Thông báo sự cố: Nếu phát hiện tình trạng thiếu hụt bất thường của các loại nhớt, hãy ngay lập tức thông báo cho người quản lý để xử lý kịp thời.
  • Theo dõi màn hình: Luôn chú ý đến các thông số hiển thị trên màn hình xe, bao gồm nhiệt độ nước làm mát, áp suất nhớt động cơ và đèn báo ắc quy.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Sau 300 giờ làm việc: Thực hiện bơm mỡ, thay nhớt máy và vệ sinh lọc gió; Sau 600 giờ làm việc: Thay lọc nhớt, lọc dầu, lọc gió, thay nhớt máy và vệ sinh bơm mỡ.

– Đối với xe nâng điện

  • Kiểm tra hàng ngày: Tài xế cần đảm bảo nước trong các cell bình đầy đủ và kiểm tra xem màn hình có hiển thị lỗi nào không.
  • An toàn khi sạc: Trước khi sạc pin, hãy mở nắp thông khí ở từng cell bình để tránh nguy cơ nổ.
  • Tắt máy trước khi rút zack: Đừng quên tắt máy sạc trước khi rút zack kết nối giữa máy sạc và bình điện của xe nâng để tránh tia lửa điện gây hỏng zack.
  • Tránh ẩm ướt: Không để xe nâng ở nơi ẩm ướt và nên kiểm tra và vệ sinh bơm mỡ hàng tháng để đảm bảo hiệu suất hoạt động.

Với 10 câu hỏi trên, Việt Nhật đã giải đáp những thắc mắc của bạn về những câu hỏi thường gặp về xe nâng. Liên hệ ngay hotline 0904.783.488 để được tư vấn chi tiết và mua xe nâng chất lượng!

Tel: 028.38155888

Hotline: 0904783488

Mail: vietnhat@xenang.com.vn